Ngày 25/3/2024, tại phòng họp A1 của Trường Đại học Bình Dương, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Dược học đã tổ chức buổi Seminar chuyên ngành Dược: Phát triển và thẩm định quy trình phân tích thuốc bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS) do TS.DS. Nguyễn Thị Thảo Linh trình bày. Buổi seminar có sự hiện diện của GS.TS. Phạm Văn Tất – Viện trưởng Viện Dược học, TS. Huỳnh Lời – Giảng viên chủ trì ngành Dược, cùng các thầy cô là Giảng viên cơ hữu, các bạn sinh viên khóa 25, 26, 27 của Viện Dược học.

Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ Kỹ thuật phân tích kết hợp khả năng tách phân tử bằng sắc ký lỏng và khả năng nhận danh và định lượng phân tử bằng đầu dò khối phổ với độ nhạy và độ chọn lọc cao. Phương pháp này có nhiều ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn như định lượng thuốc trong máu hoặc trong nước tiểu, dịch sinh học khác; Định lượng protein; Trong pháp y dùng định lượng các chất trong máu; Định lượng các chất ô nhiễm trong đất, khí hoặc thực phẩm; Trong công nghiệp định lượng các chất thải công nghiệp.

Quy trình thực hiện: thu thập mẫu (mẫu mô, máu) -> chuẩn bị mẫu -> Phân tích -> Đánh giá dữ liệu -> Báo cáo kết quả.
Thông thường sẽ có phương pháp chuẩn bị mẫu như:
- Chiết lỏng – lỏng: (Liquid-liquid extraction): phân chia nhờ dung môi không trộn lẫn được với nước. Đặc điểm: dễ thực hiện, tốn nhiều dung môi, tốn thời gian.
- Chiết pha rắn (Solid-phase extraction): chiết bằng cột -> cho mẫu vào cột -> rửa -> rửa giải. Đặc điểm: độ đặc hiệu cao, chi phí cao.
- Kết tủa protein (Protein precipitation): tủa bằng muối hoặc bằng dung môi (ethanol, methanol, aceton). Đặc điểm: nhanh, không tốn kém, dễ thực hiện, độ đặc hiệu không cao. Thường dùng khi lượng thuốc có nồng độ cao trong mẫu.
- Vi chiết (Micro-extraction): để tách và cô đặc mẫu có độ phức tạp. Đặc điểm: dùng lượng mẫu và dung môi rất nhỏ, cải thiện hiệu quả chiết tách, chi phí cao.

Các tiêu chí đánh giá: độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ đúng và độ chính xác, độ nhạy, hiệu ứng nền, hiệu suất chiết, độ bền của thuốc, nhiễm chéo, độ đúng và chính xác khi pha loãng.
Ngoài ra, TS.DS. Nguyễn Thị Thảo Linh còn giới thiệu cho Giảng viên và Sinh viên Viện Dược học về kết quả nghiên cứu Định lượng thuốc kháng khối u risolimus trong máu và mô phổi trên heo bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ cũng như cơ hội học tập nâng cao trình độ tại các trường Đại học Hàn Quốc và Hoa Kỳ.